Tuyển Sinh Trung Cấp Kế Toán Doanh nghiệp

Thứ ba - 02/08/2022 11:48
Kế toán doanh nghiệp là một ngành kế toán đặc biệt liên quan đến kế toán cho các công ty, chuẩn bị các tài khoản cuối cùng và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích và giải thích kết quả tài chính của công ty và kế toán cho các sự kiện cụ thể như hợp nhất, hấp thụ, chuẩn bị bảng cân đối kế toán hợp nhất.
truongquoctesaigon.net
truongquoctesaigon.net
TUYỂN SINH
TRUNG CẤP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Kế toán doanh nghiệp là một ngành kế toán đặc biệt liên quan đến kế toán cho các công ty, chuẩn bị các tài khoản cuối cùng và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích và giải thích kết quả tài chính của công ty và kế toán cho các sự kiện cụ thể như hợp nhất, hấp thụ, chuẩn bị bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Để đáp ứng nhu cầu của các công ty,  cũng như nhu cầu học tập của các bạn học sinh, sinh viên Trường trung cấp Quốc Tế Sài Gòn thông báo tuyển sinh ngành kế toán doanh nghiệp hệ trung cấp như sau:
1. Chỉ tiêu tuyển sinh và chuyên ngành đào tạo:
– Chỉ tiêu tuyển sinh: 50
– Chuyên ngành đào tạo: Kế toán doanh nghiệp
– Hệ: Trung cấp
2. Đối tượng tuyển sinh
– Tốt nghiệp các trường THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
– Đã có văn bằng Trung cấp ngành khác
3. Thời gian đào tạo
– Hệ trung cấp (2 năm): Đối với học viên đã tốt nghiệp THPT
– Hệ trung cấp (2,3 năm): Đối với học viên chưa hoàn thành chương trình THPT
– Hệ trung cấp (3 năm): Đối với học viên đã tốt nghiệp THCS
– Hệ văn bằng 2 (1 năm): Đối với học viên đã tốt nghiệp 1 văn bằng từ Trung cấp trở lên
– Hình thức đào tạo: Tập trung, chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2, từ xa, Online, thứ 7 và chủ nhật, cuối tuần, cấp tốc, tại chức, cho người đi làm
4. Mục tiêu đào tạo
Mục đích đào tạo ngành kế toán doanh nghiệp của trường Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn được xác định cụ thể, rõ ràng như sau:
4.1.    Kiến thức
–    Hiểu biết những kiến thức chung về các vấn đề kinh tế, chính trị, pháp lý, xã hội liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp và của ngành kế toán.
–    Biết, hiểu, phân tích được những nguyên lí, kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong lĩnh vực kinh doanh.
–    Nắm vững kiến thức về hệ thống kế toán, kiểm toán và thuế của Việt Nam, đối chiếu với hệ thống kế toán kiểm toán quốc tế để vận dụng cho hệ thống doanh nghiệp và tổ chức.
–    Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức cơ bản của khoa học quản lí trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
–    Vận dụng được những kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ, luật pháp… trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, góp phần xây dựng hệ thống kiểm toán và kế toán Việt Nam cập nhật và tiệm cận với chuẩn mực chung của quốc tế.
–    Hiểu biết những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của kế toán, kiểm toán
–    Nắm vững nguyên lý chung của hoạt động kế toán, các nguyên tắc ghi chép trong kế toán, nguyên tắc lập các báo cáo tài chính.
–    Cập nhật và đối chiếu hệ thống kế toán quốc tế và hệ thống kế toán tại Việt Nam. Vận dụng các kiến thức về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam trong việc lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
–    Nắm vững và vận dụng các kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
–    Nắm vững và vận dụng các kiến thức kế toán quản trị trong doanh nghiệp để hỗ trợ nhà quản lý doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định.
–    Nắm vững và vận dụng các kiến thức căn bản của hoạt động kiểm toán, các chuẩn mực và quy trình kiểm toán doanh nghiệp.
4.2.    Kỹ năng
4.2.1.    Kĩ năng chuyên môn
–    Kĩ năng xử lý ghi nhận các giao dịch kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán.
–    Kĩ năng lập và trình bày báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý
–    Kĩ năng thống kê, xử lý và phân tích thông tin để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định quản lý.
–    Kĩ năng thu thập bằng chứng và thực hiện các thủ tục kiểm toán trong hoạt động kiểm toán.
–    Thành thạo phần mềm kế toán cũng như các phần mềm quản lý văn phòng.
–    Khả năng tư duy tốt, logic để xử lý các bảng biểu, con số và những vấn đề phức tạp trong kế toán, kiểm toán.
4.2.2.    Kĩ năng cốt lõi
–    Áp dụng linh hoạt, thành thạo kĩ năng quản lí thời gian và kĩ năng làm việc độc lập trong nghề nghiệp kế toán và kiểm toán.
–    Áp dụng linh hoạt kĩ năng thích ứng với các tình huống giao dịch kinh doanh phức tạp, đa dạng.
–    Hiểu và phân tích được hành vi, ứng xử, kĩ năng của các đối tượng giao tiếp trong ngành kế toán, kiểm toán.
–    Hiểu, áp dụng linh hoạt việc hình thành nhóm làm việc hiệu quả.
–    Biết duy trì và phát triển hoạt động nhóm.
–    Làm việc linh hoạt với các nhóm khách hàng, đồng nghiệp, đối tác đa dạng và phức tạp.
–    Thực hiện được quy trình, áp dụng linh hoạt việc xây dựng kế hoạch công việc.
–    Nhận biết, lựa chọn nguồn lực để thực hiện công việc.
–    Áp dụng linh hoạt việc tổ chức thực hiện công việc thông qua sự điều khiển, phân công trong nhóm và tập thể.
–    Biết kiểm tra giám sát các hoạt động.
–    Biết xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc.
–    Biết đánh giá kết quả thực hiện công việc.
–    Nắm vững kĩ năng lập luận, sắp xếp ý tưởng, và giải quyết vấn đề.
–    Nắm vững kĩ năng giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh bao gồm cả kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, giao tiếp qua thư tín và qua các phương tiện truyền thông.
–    Áp dụng linh hoạt kỹ năng thương lượng, đàm phán.
–    Áp dụng linh hoạt kĩ năng thuyết trình trước khách hàng, đồng nghiệp và đối tác.
–    Hiểu, sử dụng thành thạo tiếng Anh ở trình độ B2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
4.3.    Phẩm chất đạo đức
4.3.1.    Phẩm chất đạo đức cá nhân
–    Có lối sống lành mạnh.
–    Tự tin khi giao tiếp và thực hành nghề trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài.
–    Linh hoạt, khéo léo, tinh tế khi thực hành nghề & xử lí tình huống.
–    Chăm chỉ, có tinh thần học hỏi, cầu tiến và đặt mục tiêu cho bản thân.
–    Nhiệt tình và say mê công việc.
–    Điềm tĩnh, tự chủ khi ra quyết định.
4.3.2.    Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
–    Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được ban hành theo quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1 tháng 12 năm 2005.
–    Độc lập: Không bị chi phối hoặc tác động bởi lợi ích vật chất, tinh thần làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập trong nghề nghiệp.
–    Chính trực: Thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng.
–    Khách quan: Công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị.
–    Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động nghề nghiệp, làm việc với sự thận trọng cao nhất.
–    Tính bảo mật: Bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện nghề nghiệp.
–    Tư cách nghề nghiệp: Trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp.
–    Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Tuân thủ những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn của nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành.
4.3.3.    Phẩm chất đạo đức xã hội
–    Có trách nhiệm với công việc, khách hàng, cộng đồng, xã hội và môi trường.
–    Tuân thủ luật pháp và các quy định của nhà nước, xã hội, cộng đồng.
5. Kiến thức và kỹ năng
Kế toán xử lý các giao dịch hàng ngày của công ty. Các kế toán tốt nhất được tổ chức và định hướng chi tiết. Để kế toán viên thành công, một chương trình đào tạo cần nhấn mạnh các quy trình thích hợp trong chu trình kế toán. Các chương trình đào tạo nên dạy các cách thực hành tốt nhất để giữ tài liệu được tổ chức, thu tiền thanh toán và thanh toán hóa đơn. Kế toán viên dành phần lớn thời gian của họ làm việc trong một hệ thống kế toán trên máy vi tính. Các chương trình đào tạo nên cho phép sinh viên làm việc trong các mô-đun khác nhau của các hệ thống kế toán có quy mô khác nhau và tập trung vào các chiến lược tiết kiệm thời gian.
Kế toán tài chính chịu trách nhiệm tạo báo cáo tài chính của công ty theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung. Các chương trình đào tạo cho kế toán tài chính cần nhấn mạnh các tiêu chuẩn do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Liên bang tạo ra. Các chương trình đào tạo phải tạo ra một nền tảng trong các nguyên tắc thường được sử dụng, chẳng hạn như làm thế nào để tích lũy các giao dịch kế toán. Thật đáng để dạy các tiêu chuẩn quan trọng xảy ra không thường xuyên, như làm thế nào để nhận biết doanh thu chưa đạt được và làm thế nào để đặt một hợp đồng thuê vốn chính xác. Các tiêu chuẩn thay đổi theo định kỳ, vì vậy mục tiêu cuối cùng nên là làm quen với kế toán viên về cách các tiêu chuẩn được thiết lập để họ có thể cập nhật.
Kế toán thuế chuẩn bị khai thuế hàng năm và cung cấp dịch vụ lập kế hoạch thuế quanh năm. Kế toán thuế lấy thông tin từ báo cáo tài chính của công ty, vì vậy một chương trình đào tạo nên cung cấp cho họ một nền tảng trong kế toán tài chính. Bởi vì Mã doanh thu nội bộ thay đổi hàng năm, kế toán thuế phải có kỹ năng nghiên cứu xuất sắc. Các chương trình đào tạo nên nhấn mạnh các nguồn chính và phụ cho nghiên cứu thuế. Trong mùa bận rộn, điều quan trọng là kế toán thuế tối đa hóa tốc độ khai thuế của họ. Một chương trình đào tạo nên cho phép sinh viên làm việc với một số loại phần mềm thuế và nhấn mạnh các kỹ thuật tiết kiệm thời gian như sử dụng khóa thông minh.
Do tăng quy định về chuẩn mực kế toán, nhiều công ty có kiểm toán viên nội bộ kiểm tra các kiểm soát nội bộ để đảm bảo rằng không có gì có thể làm tổn hại đến tính toàn vẹn của dữ liệu kế toán. Kiểm toán viên nội bộ cần một sự hiểu biết vững chắc về cả hệ thống kế toán và thông tin. Trừ khi ứng viên có bằng cấp về hệ thống thông tin kế toán, anh ta có khả năng yếu hơn ở một trong hai lĩnh vực. Các chương trình đào tạo nên điều chỉnh chương trình giảng dạy theo kế toán tài chính hoặc hệ thống thông tin, tùy thuộc vào ứng viên. Kiểm toán viên nội bộ cần có hiểu biết sâu sắc về mạng và cách trích xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu.
6. Cơ hội nghề nghiệp
Kế toán viên chuyên nghiệp ngày nay có nghề nghiệp sử dụng rất nhiều kỹ năng áp dụng cho các vai trò chuyên môn cao. Khi các biên tập viên của Tạp chí Kế toán viết vào năm 1912 rằng một kế toán viên bắt đầu được coi là một bác sĩ kinh doanh, họ không thể hình dung được mảng động của các khu vực hành nghề sẽ tồn tại 100 năm sau.Từ năm 2016 đến 2026, số lượng việc làm cho kế toán viên và kiểm toán viên tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng 10%. Những thay đổi trong luật thuế và môi trường pháp lý, cũng như việc mở rộng kinh doanh thương mại toàn cầu và kiểm soát tài chính gia tăng tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về kế toán viên lành nghề trong khu vực công và tư nhân.
Mặc dù nền tảng của kế toán dựa trên thực tiễn kế toán thống nhất, có nhiều cách khác nhau để kế toán áp dụng các nguyên tắc này.
7. Lý do nên chọn học tại trường Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn?
Mặc dù trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành Trung cấp kế toán doanh nghiệp, tuy nhiên, trường Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn vẫn là một trong những nơi được nhiều học sinh tin tưởng lựa chọn. Nguyên nhân là bởi:
– Đội ngũ giảng viên đều là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ và tâm huyết với công việc đào tạo
– Trường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tốt cho nhu cầu dạy và học của thầy – trò
– Các chương trình học của trường đạt chuẩn theo Bộ Giáo dục đưa ra, đảm bảo sinh viên sau khi ra trường có hành trang kiến thức, kỹ năng vững vàng
– Trường áp dụng song song việc học lý thuyết lẫn thực hành để sinh viên sau ra trường bắt tay vào công việc không bị bỡ ngỡ
– Có các chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo khó, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi ra trường
8. Học phí học Trung cấp Kế toán
– Sau khi chọn và theo học ngành trung cấp kế toán rồi thì mức học phí ra sao sẽ là vấn đề được quan tâm tiếp theo của tất cả mọi người có ý định theo học.
– Tại trường Trung cấp Quốc Tế Sài, mức học phí ngành trung cấp kế toán là 4.500.000 đồng/học kỳ. Đây là mức học phí khá phù hợp và được đánh giá là rẻ so với nhiều nơi đào tạo ngành nghề kế toán khác.
– Tuy nhiên, mức học phí sẽ có sự thay đổi, không cố định để có thể phù hợp nhất trong mọi điều kiện cho nhà trường và sinh viên theo học.
– Việc tham khảo trước các chính sách học phí, mức học phí trường trung cấp kế toán sẽ giúp các các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên yên tâm theo học và chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính cho những năm học sau.
– Học phí ngành kế toán tại Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn trên đây sẽ là cơ sở để mọi người dự kiến được mức học phí cần đóng trong năm học mới 2020 – 2021 sắp tới.
– Không chỉ có mức học phí ngành trung cấp kế toán ưu đãi mà ngay cả hình thức để được học tập và trúng tuyển vào trường cũng khá đơn giản. Trường Trung cấp Quốc Tế Sài sử dụng phương thức tuyển sinh đó là sử dụng kết quả thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia và xét điểm các môn tương ứng trong học bạ của năm học cuối cấp (hay còn gọi là xét tuyển học bạ).
9. Hồ sơ nhập học
Khi đăng ký nhập học vào trường Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn các bạn thí sinh lưu ý chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
– Bằng tốt nghiệp hệ cao nhất đang có (Bản sao có công chứng). Chấp nhận sử dụng Giấy chứng nhận tạm thời trong trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp chính thức
– Bảng điểm: Đối với sinh viên đã tốt nghiệp bậc Trung cấp trở lên (Bản sao có công chứng)
– Học bạ: Đối với sinh viên tốt nghiệp THCS hoặc THPT (Bản sao có công chứng)
– Giấy Chứng minh nhân dân (CMND – Bản sao có công chứng)
– Ảnh chân dung cỡ 3×4: 4 tấm
– Phiếu đăng ký học
– Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương)
VĂN PHÒNG TIẾP NHẬN HỒ SƠ 
TRƯỜNG TRUNG CẤP BẾN THÀNH
Trụ sở: 94-96 Lê Tuấn Mậu, P.13, Q.6, TP. HCM
Cơ sở Thủ Đức:
30 (15/3) Đường 15, KP.4, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức
ĐT:(028) 66 525 323  – (0274) 6 530 223 - Hotline: 0961 44 80 44
ĐT:(028) 66 525 323  – (0274) 6 530 223 - Hotline: 0974 26 7117 
website: http://hethongtuyensinh.com – http://truongquoctesaigon.net - email: [email protected]
 

Tác giả bài viết: truongquoctesaigon.net

Nguồn tin: truongquoctesaigon.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây